Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 59
  • Trong tuần: 618
  • Tất cả: 181317
Đăng nhập
THCS Tân Tiến
KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH (01/01/1914 - 01/01/2024)

Thực hiện Hướng dẫn số 97 -HD/BTGTW, ngày 18/12/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ “tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024)”.Nhằm tôn vinh, tri ân công lao, những đóng góp to lớn của đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; khẳng định vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân; bồi đắp niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; Giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khích lệ, cổ vũ các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, noi gương đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, vượt qua khó khăn, thách thức, tích cực học tập, lao động và công tác, cống hiến để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Trường THCS Tân Tiến tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024)” với các nội dung tuyên truyền như sau :

          - Khái lược tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

         - Những cống hiến to lớn của đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

                I. Khái lược tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

           Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên khai sinh là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 01/01/1914 trong một gia đình nông dân tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế).

         Năm 1933 - 1934, Nguyễn Vịnh được giác ngộ, tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương; tháng 7/1937, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1938, Đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.

       Cuối năm 1938, Đồng chí bị địch bắt nhưng được thả do không đủ bằng chứng. Giữa năm 1939 đến cuối năm 1941, Đồng chí bị địch bắt lần thứ hai, giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), Lao Bảo (Quảng Trị) và Nhà đày Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

         Đầu năm 1942, Đồng chí đào thoát khỏi Nhà đày Buôn Ma Thuột, bí mật về Quảng Điền, cùng một số đồng chí khác thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Thừa Thiên.

       Tháng 7/1943, trên đường công tác, Đồng chí bị địch bắt lần thứ ba và đưa trở lại Nhà đày Buôn Ma Thuột.

        Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp tháng 3/1945, Đồng chí được trả tự do và tiếp tục hoạt động cách mạng Trung Bộ để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 8/1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở xã Tân Trào, huyện

     Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (13-15/8/1945), Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên là Nguyễn Chí Thanh. Ngày 31/8/1945, Hội nghị đại biểu các tỉnh Trung Bộ tại Huế đã quyết định thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Trung Bộ và bầu đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư Xứ ủy Trung Bộ.

     Cuối năm 1946 đến năm 1949, Đồng chí được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên, thư Phân khu ủy Bình - Trị - Thiên, thư Liên khu ủy khu IV.

     Đầu năm 1950, Đồng chí được phân công phụ trách Ban Tuyên huấn Trung ương, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2/1950. Tháng 7/1950, Đồng chí được điều động vào Quân đội, giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Bí thư Tổng Chính ủy.

Tg: Hoàng Thị Ninh